Hướng dẫn bạn đọc cách khắc phục thành công hình phạt Panda của Google một tài liệu hay dành cho các SEOer và chuyên gia SEO.
Panda là Hình phạt dành cho nội dung kém chất lượng hoặc nội dung sao chép
Thuật toán Panda 4.2 vừa được tung ra tôi thường hay lùng trên mạng các tài liệu nước ngoài nhưng vô tình hôm nay lướt qua tinhte.vn thấy một bản Infographic được dịch khá chỉnh chu nên muốn giới thiệu với các bạn. Bài viết này được chia sẻ bởi một bạn có nick name là Brato To không biết là bạn ấy dịch hay chỉ Share thôi. Nhưng quan trọng đây là một bản hay nên tôi muốn dành thời lượng bài này cho mọi người muốn tìm hiểu về Panda và biết cách khắc phục thành công hình phạt Panda Google đơn giản nhưng hiệu quả. Bây giờ bạn hãy tìm hiểu xem cách khắc phục thành công hình phạt Panda Google như thế nào nhé:
[Infographic] Cách khắc phục thành công hình phạt Panda Google
Hình phạt Panda sẽ làm tụt hạng những website có nội dung kém chất lượng trên Google. Bạn có muốn khôi phục bảng xếp hạng và lưu lượng truy cập? Hãy làm theo những bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch hành trình
Khi tiến hành một cuộc rà soát nội dung thường sẽ có 2 vấn đề cần lưu tâm:
1. Kích thước của trang web
- Những trang nhỏ hơn: Những trang nhỏ thường có ít việc cần làm như từ khóa tìm kiếm để phục hồi.
- Những trang lớn hơn: Có quá nhiều trang chồng chéo nhưng nội dung không thực sự xuất xắc và yêu cầu bỏ bớt nhiều chi tiết nặng.
2. Nội dung có nguy cơ bị phạt bao gồm:
- Chất lượng thấp.
- Không liên quan.
- Nội dung loãng hoặc ngắn.
- Gây hiểu lầm.
- Không hoàn chỉnh.
- Trùng lặp.
- Không đem lại giá trị gì.
Câu hỏi đặt ra là: Ưu tiên giải quyết nội dung nào trước?
Làm theo nguyên tắc 80/20 cho nội dung website của bạn:
- Với 20% nội dung: Tạo nội dung có chất lượng tốt nhất cho 20% trang (những bài có hiệu suất truy cập cao) sớm nhất có thể.
- Với 80% nội dung còn lại: Để lại 80% để cải thiện và lên kế hoạch hoàn thành nó trong 6 tháng hoặc 1 năm.
Liệu trang web đã bị phạt hay chưa?
- Nếu đã có: Loại bỏ 80% nội dung không tốt ra khỏi mục lục và viết gọn mục lục lại.
- Nếu chưa có: Giữ mọi thứ trong mục lục và viết lại theo thời gian.
Bước 2: Dò xét những mối nguy hiểm
Chọn một web crawler (con bọ tìm kiếm) để dò xét trang web. Con bọ (công cụ) sẽ lọc qua tất cả dữ liệu của bạn một cách tổng thể, đưa ra và phân tích kỹ lưỡng nội dung của bạn. Những công cụ nổi tiếng là: Screaming frog, Gsite, Xenu link sleuth (Đừng sử dụng công cụ này dò hình ảnh, CSS, JS hoặc Flash! nó sẽ làm xáo trộn dữ liệu)
Bước 3. Chọn công cụ của bạn.
Sử dụng các công cụ sau như: Chia sẻ mạng xã hội, tình trạng http, Google Pagespeedc Mục lục trên Google, Copyscape..v.v
Bước 4. Tạo bảng điều khiển của bạn
Tạo một bảng điều khiển kiểm soát nội dung trên một bảng tính Excel mới. Nó sẽ là nơi bạn làm các nghiên cứu. Nhập kết quả bước 3 vào một Sheet trên bảng điều khiển của bạn với tên nhãn “kiểm soát nội dung”. Thêm dữ l iệu đầu vào, thêm cột Hoạt động và Chiến lược.
A: Url
B: Hoạt động
C: Chiến thuật
D: Loại trang
E: Nguồn
F: Tiêu đề trang
G: Mô tả Meta
H: Đếm chữ
I: Điểm Copyscape.
Kết luận
Google Panda là một thuật toán không phải đáng sợ, tôi coi đó là điều đáng mừng bởi nó giúp cho công việc của chúng ta nhàn đi. Nó giúp những người làm SEO mũ trắng sẽ bớt vất vả hơn và nâng cao hiệu quả vì vậy bạn nên vui với sự ra đời của thuật toán này. Tại sao lại như vậy? Bạn hãy thử suy nghĩ xem một ngày bạn viết được 20 bài trong khi đối thủ họ viết được 100 bài không phải bằng tay mà bằng phần mềm với nội dung hàng loạt. Rõ ràng bạn đang viết bài hay nhưng bài của đối thủ cũng dài nhưng nó là nội dung xáo trộn không hay nhưng nó được lên TOP vì số lượng hơn là chất lượng. Vì vậy bạn hãy chuyển hướng làm SEO mũ trắng tức là làm SEO theo hướng người dùng thay vì đạt mục đích. Và một ngày bạn sẽ tìm thấy thành công và hái được trái ngọt trong SEO!
Bình Luận:
0 bình luận: